Xây tuyến cao tốc gần 20.000 tỷ đồng nối Ninh Thuận – Bình Thuận

Đây là một trong 3 dự án được tách ra từ dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc – Nam đoạn Nha Trang – Phan Thiết, một dự án thành phần trong dự án xây dựng đường cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Dự án có tổng chiều dài 113 km, với tổng mức đầu tư 19.648 tỷ đồng. Điểm đầu dự án thuộc ranh giới giữa huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và huyện Tuy Phong (Bình Thuận); điểm cuối của dự án thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận).

Quy mô của dự án giai đoạn một sẽ là bốn làn xe, bề rộng nền đường 17m; giai đoạn hoàn chỉnh sẽ là sáu làn xe và hai làn dừng khẩn cấp, bề rộng nền đường từ 32,25 – 33,5m.

UBND tỉnh đề nghị Ban quản lý dự án 7 điều chỉnh quy mô những cầu lớn hơn 500 m phải có 4 làn đường và hầm dân sinh phải cao tối thiểu 4,5 m.

Điều chỉnh nút giao thông trên tuyến ĐT.718 và tuyến Quốc lộ 1A – Mỹ Thạnh; bổ sung nút giao cắt liên thông kết nối giữa các khu vực thị trấn Chợ Lầu và Phan Rí Thành, Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân và nâng cấp đồng bộ các tuyến đường tại các điểm giao cắt.

UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các sở, ngành liên quan, địa phương có dự án đi qua chủ động rà soát hồ sơ, hiện trạng đất đai có liên quan đến dự án để kiến nghị UBND tỉnh xem xét, chủ động phối hợp với chủ đầu tư để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất theo đúng quy định.

Đây là một dự án trọng điểm, nhằm góp phần xây dựng đô thị phát triển, đưa Phan Thiết – Bình Thuận trong tương lai trở thành đô thị loại I cùng với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Bắc – Nam.

Ngày 9 – 5, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020 đoạn qua tỉnh Ninh Thuận. Đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Dự họp có lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các địa phương và Ban Quản lý Dự án 85.

Dự án đường cao tốc Bắc – Nam đi qua các huyện Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Phước và Thuận Nam, dự kiến tổng diện tích thu hồi hơn 432 ha, có khoảng 131 hộ dân cần tái định cư (TĐC); trong đó, 25 hộ TĐC tại chỗ, còn lại là TĐC tập trung. Diện tích tái định dự kiến 4,2 ha; chi phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 556 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về đẩy nhanh tiến độ GPMB phục vụ triển khai dự án, đến nay 5 huyện đã tiến hành họp dân triển khai công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách GPMB của dự án; thông báo đến các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất, công trình, cây trồng trên phần đất thuộc khu vực dự kiến tuyến cao tốc đi qua để không thay đổi hiện trạng, xây dựng các công trình, nhà ở trái phép. Riêng huyện Ninh Sơn đã lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế lập quy hoạch chi tiết khu TĐC cho 39 hộ ở thôn Nha Hố 2, xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn), tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành liên quan để trình Sở Xây dựng thẩm định, phê duyệt hồ sơ. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh, Ban Quản lý dự án 85 đã hoàn thành thiết kế hồ sơ cắm cọc GPMB đối với các đoạn tuyến đi qua; phối hợp với Sở Xây dựng, các huyện, các đơn vị chủ quản công trình hạ tầng kỹ thuật rà soát nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ dự án, kiểm tra hiện trường thống nhất các vị trí giao cắt.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Dự án đường cao tốc Bắc – Nam là công trình trọng điểm quốc gia, khi đưa vào sử dụng góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội tỉnh. Đề nghị các huyện rà soát, thực hiện GPMB và TĐC phục vụ dự án đảm bảo tiến độ, phù hợp quy định của Nhà nước; phối hợp với Ban Quản lý Dự án 85 nhận cọc GPMB được cắm theo địa bàn từng xã; lập kế hoạch giải ngân vốn hực hiện GPMB; UBND huyện Ninh Sơn khẩn trương hoàn thành các thủ tục liên quan đến lập quy hoạch khu TĐC theo hướng chú trọng đến lợi ích của nhân dân, đảm bảo ổn định cuộc sống cho những hộ nằm trong diện di dời.

Ninh Thuận: Thầy trò trường THCS – THPT Đặng Chí Thanh bước vào năm học mới trong ngôi trường khang trang, hiện đại

(Tổ Quốc) – Với một ngôi trường mới mang tên Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Chí Thanh – một người con của xã Cà Ná, huyện Thuận Nam sẽ mang một ý nghĩa quan trọng chắp cánh tri thức cho các em được vươn cao, bay xa.

Sáng 5/9, trong không khí cả nước khai giảng năm học 2019-2020, thầy cô và học sinh trường Trung học Cơ sở – Trung học Phổ thông Đặng Chí Thanh, xã Cà Ná, huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) hân hoan bước vào năm học mới với ngôi trường mới khang trang, hiện đại trên vùng đất đầy nắng và gió.

1

Trường Trung học Cơ sở – Trung học Phổ thông Đặng Chí Thanh, xã Cà Ná, huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận).

Phát biểu tại lễ bàn giao và khai giảng năm học mới 2019-2020, ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết: Sau một năm thi công, trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Đặng Chí Thanh đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Trường được Tập đoàn Trung Nam đầu tư tài trợ xây dựng đồng bộ trên diện tích hơn 9.558m2 với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng, quy mô phục vụ 1.250 học sinh, với đầy đủ các hạng mục và trang thiết bị dạy học hiện đại theo hướng trường chuẩn quốc gia.

2

Lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 trường THCS – THPT Đặng Chí Thanh.

3

Trường được thiết kế hiện đại và khoa học với 35 phòng gồm 4 khối: Khối sảnh đón có mái che (1 tầng), khối hiệu bộ (2 tầng), 2 khối học (3 tầng) và các công trình phụ trợ: nhà xe giáo viên, cổng chính, cổng phụ, công viên cây xanh, hạ tầng kỹ thuật.

Điểm nổi bật của trường là toàn bộ các hạng mục nâng cao chất lượng như hệ thống cổng, cửa sổ nhôm, khuôn viên cây xanh và nhiều thiết bị khác đều được Trungnam Group tài trợ.

“Với một ngôi trường mới mang tên Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Chí Thanh – một người con của xã Cà Ná, huyện Thuận Nam sẽ mang một ý nghĩa quan trọng chắp cánh tri thức cho các em được vươn cao, bay xa”, ông Lưu Xuân Vĩnh cho biết.

4

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại lễ bàn giao và khai giảng năm học mới 2019-2020 trường THCS – THPT Đặng Chí Thanh.

5

Các em học sinh trường THCS – THPT Đặng Chí Thanh hân hoan bước vào năm học mới trong ngôi trường mới khang trang, hiện đại.

Được biết, xã Cà Ná quy mô dân số 11.000 người, chủ yếu sống bằng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Đối với giáo dục của xã, hiện địa bàn xã chưa có trường THCS lẫn THPT, học sinh thuộc xã phải đi học nhờ Trường THCS Trương Văn Ly thuộc xã Phước Diêm, vốn cũng đang quá tải và không đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

Thấu hiểu và song hành cùng giáo dục tỉnh nhà, Công ty CP Điện gió Trung Nam – Trungnam Wind Power, thành viên của Trungnam Group – đã mạnh dạn đầu tư vốn tư nhân xây dựng trường THCS-THPT Đặng Chí Thanh.

8

Trường được xây dựng với đầy đủ các hạng mục và trang thiết bị dạy học hiện đại theo hướng trường chuẩn quốc gia.

7

Ngoài đầu tư xây dựng trường học, Trungnam Group đã trao tặng 900 cặp táp và vật dụng học tập cho các em học sinh tại xã Cà Ná.

Tại lễ khai giảng, Trungnam Group trao 20 suất học bổng, tổng giá trị 80 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Cà Ná.

Em Nguyễn Thuỳ Linh, học sinh lớp 8, trường THCS – THPT Đặng Chí Thanh xúc động cho biết: “Được học trong ngôi trường mới, khang trang chúng em rất thích. Đây là ngôi trường chúng em hằng mong ước. Em sẽ chăm chỉ, cố gắng học tập trong năm học mới để có một năm học tốt nhất”.

6

Trungnam Group trao 20 suất học bổng, tổng giá trị 80 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Cà Ná.

Cùng ngày, tại xã Tân Hùng A (tỉnh Trà Vinh), Trungnam Group khánh thành dãy phòng học tiêu chuẩn và khai giảng năm học mới 2019-2020 Trường tiểu học Tân Hùng A. Dãy phòng học có quy mô 2 lầu, 10 phòng học tiêu chuẩn, tống mức đầu tư gần 6 tỉ đồng. Mỗi phòng học được bố trí trang thiết bị và hệ thống đèn chiếu sáng, bàn học đúng quy cách.

Trungnam Group bàn giao Trường THCS-THPT Đặng Chí Thanh (Ninh Thuận)

Sáng ngày 05/09/2019, tại lễ khai giảng năm học mới 2019 – 2020, Trungnam Group phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ bàn giaoTrườngTHCS-THPT Đặng Chí Thanh (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận).

THCS-THPT Đặng Chí Thanh do Công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam (Trungnam Wind Power, thành viên của Trungnam Group) đầu tư xây dựng với kinh phí 45 tỷ đồng. Sau 01 năm thi công, với sự nỗ lực vượt bậc của các đơn vị đầu tư, thi công, giám sát, đến nay đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu dạy và học trong năm học mới 2019-2020 cho 1250 học sinh của xã Cà Ná.

Trường được xây dựng trên diện tích 9558 m2, với đầy đủ các hạng mục và trang thiết bị dạy học hiện đại theo hướng trường chuẩn quốc gia, với 35 phòng gồm 4 khối: Khối sảnh đón có mái che (1 tầng), khối hiệu bộ (2 tầng), 2 khối học (3 tầng) và các công trình phụ trợ: nhà xe giáo viên, cổng chính, cổng phụ, công viên cây xanh, hạ tầng kỹ thuật.

Phát biểu tại lễ bàn giao, ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết: Xã Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận có quy mô dân số 11.000 người, chủ yếu sống bằng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Trên địa bàn xã Cà Ná chưa có trường THCS lẫn THPT, học sinh thuộc xã phải đi học nhờ Trường THCS Trương Văn Ly thuộc xã Phước Diêm, vốn cũng đang quá tải và không đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

“Công trình Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đặng Chí Thanh không những là một biểu tượng đẹp về kiến trúc xây dựng, là một điểm nhấn mang đậm nét hiện đại mà nó còn là biểu tượng đẹp của tấm lòng cao quý và tình cảm sắc son của Tập đoàn Trung Nam đối với tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt là sự chăm lo của doanh nghiệp đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện Thuận Nam nói riêng, tỉnh Ninh Thuận nói chung,” ông Lưu Xuân Vĩnh nhấn mạnh.

Ngoài đầu tư xây dựng trường học, Trungnam Group đã trao tặng 900 cặp và vật dụng học tập cho các em học sinh tại xã Cà Ná. Bên cạnh đó, tại buổi lễ bàn giao, ông Nguyễn Ngọc Thảo, Tổng Giám đốc Trungnam Wind Power có trao thêm 20 suất học bổng, mỗi suất trị giá 4 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã cũng như trao tặng 40 bộ máy tính phục vụ việc học tập của các em học sinh.

Cùng ngày, tại xã Tân Hùng A, tỉnh Trà Vinh, Trungnam Group cũng tỏ chức khánh thành dãy phòng học tiêu chuẩn và khai giảng năm học mới 2019-2020 tại Trường tiểu học Tân Hùng A. Dãy phòng học có quy mô 2 lầu, 10 phòng học tiêu chuẩn, tống mức đầu tư gần 6 tỉ đồng. Mỗi phòng học được bố trí trang thiết bị và hệ thống đèn chiếu sáng, bàn học đúng quy cách.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định thành lập Trường THCS, THPT Đặng Chí Thanh

Ngày 23/8/2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 1359/QĐ-UBND về việc thành lập trường THCS, THPT Đặng Chí Thanh trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tách Trường THCS Trương Văn Ly trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam và Trường THPT Nguyễn Văn Linh (cũ) trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (Quyết định).

Theo đó, Trường THCS, THPT Đặng Chí Thanh là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; được giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng mở tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Trụ sở của Trường THCS, THPT Đặng Chí Thanh đặt tại xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Trường THCS, THPT Đặng Chí Thanh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015 của Bộ Nội vụ-Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư số 12/2011/TT-GGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 05/9/2019./.

Xây dựng trường học cho con em ngư dân Cà Ná

Trường THCS Cà Ná  được xây mới với 38 tỉ đồng tạo điều kiện thuận lợi cho con em ngư dân đến lớp học.

Công trình Trường THCS Cà Ná được khởi công xây dựng  tại xã Cà Ná, H.Thuận Nam (Ninh Thuận) vào ngày 14.7.
Xã vùng biển Cà Ná hiện có hơn 11.000 nhân khẩu, chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
Hiện nay trên địa bàn xã Cà Ná chưa có Trường THCS, nên hàng ngày học sinh phải di chuyển hơn 3 km để đến lớp học tại Trường THCS Trương Văn Ly ở xã Phước Diêm.
Hiện Trường THCS Trương Văn Ly đã quá tải, không đáp ứng được quy mô dạy và nhu cầu học cho con em hai xã Phước Diêm và Cà Ná.
 Để tạo điều kiện thuận lợi cho con em ngư dân xã Cà Ná đến trường, Trungnam Wind Power đã đầu tư 38 tỉ đồng xây dựng Trường THCS Cà Ná hiện đại, chất lượng có quy mô trường học đạt chuẩn quốc gia, trên diện tích 9558 m2, gồm 35 phòng và các công trình phụ trợ như nhà công viên cây xanh, hạ tầng kỹ thuật… sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm học 2019 – 2020

Tập đoàn Gulf (Thái Lan) “nhắm” dự án điện khí Cà Ná 7,8 tỷ USD

Tập đoàn Gulf (Thái Lan) đang muốn đầu tư Dự án Điện khí LNG Cà Ná (Ninh Thuận), với quy mô 6.000 MW, vốn đầu tư 7,8 tỷ USD. Không chỉ Gulf, mà ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các dự án điện khí ở Việt Nam.

Điện khí được quan tâm

Tập đoàn Phát triển năng lượng Gulf vừa tới Ninh Thuận để đề xuất kế hoạch đầu tư Dự án Điện khí LNG Cà Cá. Theo đó, Gulf muốn Ninh Thuận đồng ý về mặt chủ trương để Tập đoàn có thể thực hiện Dự án Kho cảng LNG và Dự án Tổ hợp điện khí LNG Cà Ná, quy mô 6.000 MW, bao gồm 4 nhà máy tua-bin khí chu trình hỗn hợp, mỗi nhà máy có công suất 1.500 MW. Dự án vì thế có vốn đầu tư lên tới 7,8 tỷ USD, dự kiến được đầu tư theo hình thức BOT, hoặc các hình thức khác.

Hoan nghênh kế hoạch này của Gulf, ông Phạm Văn Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, Gulf – với kinh nghiệm và năng lực tài chính của mình (Gulf là tập đoàn của tỷ phú Sarath Ratanavadi và là công ty phát điện lớn thứ ba ở Thái Lan – PV) – sẽ là một trong những ứng cử viên để tỉnh lựa chọn cho Dự án Điện khí LNG và Trung tâm Điện lực Cà Ná trong thời gian tới.

Tháng 9 năm ngoái, cùng với việc ban hành các cơ chế đặc thù hỗ trợ Ninh Thuận phát triển kinh tế – xã hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để tỉnh này nghiên cứu phát triển Tổ hợp điện khí, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG Cà Ná với quy mô phù hợp. Và kể từ đó tới nay, Ninh Thuận đã lên kế hoạch để xúc tiến đầu tư vào dự án này.

“Chúng tôi rất mong từ dự án này, Ninh Thuận sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực tài chính đầu tư vào tỉnh”, ông Phạm Văn Hậu nói.

Và quả thực, ngay sau khi Chính phủ chấp thuận về chủ trương để Ninh Thuận phát triển Tổ hợp điện khí LNG, rất nhiều đại gia nước ngoài đã tới Ninh Thuận để xem xét các khả năng đầu tư dự án. Đáng chú ý trong số này có Tập đoàn Điện lực quốc gia Hàn Quốc (KEPCO). Tại Ninh Thuận, KEPCO dự kiến đầu tư một nhà máy điện khí công suất khoảng 3.000 – 4.000 MW, trên diện tích khoảng 40 ha.

Đầu năm nay, KEPCO đã tới Ninh Thuận để khảo sát địa điểm và bày tỏ mong muốn đầu tư của mình với lãnh đạo tỉnh. Và KEPCO cũng là một đối tác đầy tiềm năng. Hiện nay, ngoài các dự án điện ở trong nước, KEPCO còn đang vận hành và phát triển 37 dự án tại 25 quốc gia khác nhau trên thế giới, bao gồm dự án điện hạt nhân, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, năng lượng mới và tái tạo, khai khoáng.

Nhưng nếu Gulf và KEPCO mới chỉ là “ý định”, thì Tập đoàn Total của Pháp đã ký thỏa thuận với UBND tỉnh Ninh Thuận về việc nghiên cứu phát triển Tổ hợp Dự án Điện khí Cà Ná Ninh Thuận từ tháng 11 năm ngoái. Và thời gian gần đây, nhà đầu tư này đã liên tục tới Ninh Thuận để thảo luận các vấn đề liên quan đến dự án này. Total cũng đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ Công thương và Chính phủ bổ sung Dự án vào quy hoạch.

Theo kế hoạch, Total sẽ cùng với các đối tác là Siemens, Vovatek (Nga) và Công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Việt Nam (A&A) triển khai Dự án Điện khí Cà Ná với tổng công suất 4.500 MW, trong đó giai đoạn I là 1.500 MW, tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD.

Tên tuổi của Total hẳn nhiên cũng không cần phải bàn cãi. Toàn các nhà đầu tư sừng sỏ, đầy kinh nghiệm và tiềm lực tài chính nhòm ngó Dự án Điện khí Cà Ná.

Bao giờ sẽ hiện thực hóa?

Nhà đầu tư quan tâm thì nhiều. Cơ hội cũng không phải là không có, nhưng vấn đề là, bao giờ các kế hoạch này được hiện thực hóa?

Trên thực tế, điện khí được đánh giá là có tiềm năng phát triển rất tốt trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng lớn, nguồn cung điện từ các loại năng lượng truyền thống đang bị hạn chế. Nhưng, hiện vẫn còn một số rào cản đối với việc phát triển các dự án điện khí.

Trước hết, đó là chi phí đầu tư lớn, trong khi Chính phủ chưa có cơ chế hỗ trợ cho điện khí giống như các ngành năng lượng tái tạo khác. Chưa kể, còn một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là để phát triển các dự án điện khí, thì còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí. Sau đó, là các cam kết bao tiêu nguồn điện của các nhà máy điện khí này.

Hai yếu tố cần thiết để phát triển dự án điện khí

Nhiều chuyên gia cho rằng, để phát triển các dự án điện khí, cần đảm bảo 2 yếu tố: có nguồn nguyên liệu và có đủ cơ sở hạ tầng thông qua việc đầu tư xây dựng các nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ và đảm bảo môi trường.

Theo quy hoạch nguồn điện đến năm 2030, ngành điện khí cần đạt 30.000 MW và tới năm 2050 ước tính lên tới 50.000 MW trong tổng cơ cấu nguồn điện theo quy hoạch.

Ở Việt Nam, ngoài các dự án điện khí ở Ninh Thuận, lâu nay, dư luận cũng nhắc nhiều tới kế hoạch phát triển điện khí ở miền Trung, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận từ năm 2016. Theo đó, sẽ có 4 nhà máy điện khí với tổng công suất 3.000 MW được phát triển tại khu vực này, trong đó 2 nhà máy xây dựng ở Quảng Nam, 2 nhà máy xây dựng ở Quảng Ngãi. Tuy nhiên, mới đây, nhà máy thứ ba ở Quảng Ngãi đã được đưa vào quy hoạch, nâng tổng số nhà máy điện khí dự kiến được xây dựng ở khu vực này lên 5 nhà máy.

Sembcorp, nhà đầu tư Singapore, đã đeo đuổi dự án điện khí ở đây từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, các kế hoạch xây dựng nhà máy điện khí của Sembcorp, cũng như các dự án điện khí khác, được cho là còn phải chờ đợi vào kế hoạch khai thác mỏ Cá Voi Xanh của Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ). Chính phủ Việt Nam cũng đang mong muốn Exxon Mobil nhanh chóng triển khai dự án có vốn đầu tư dự kiến 4,6 tỷ USD này để thuận cả đôi đường. Song xem ra, cũng vẫn sẽ phải chờ đợi.

Dự án Điện khí miền Trung đã vậy, thì cũng chưa dễ để Điện khí Cà Ná sớm trở thành hiện thực. Dù vậy, việc có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới dự án này mở ra nhiều hy vọng mới về việc sẽ có một trung tâm điện khí được hình thành ở Ninh Thuận trong tương lai không xa.

Thủ tướng đồng ý điều chỉnh quy hoạch khu bến cảng Cà Ná

TPO – Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh công năng, quy mô, quy hoạch của Khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Quốc phòng, UBND tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan liên quan xác định cụ thể giai đoạn thực hiện quy hoạch phát triển Khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận vừa đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nói chung và của Khu công nghiệp Cà Ná nói riêng, vừa đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định.

UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức thực hiện việc cập nhật, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải xin điều chỉnh quy hoạch khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận thuộc nhóm cảng biển số 4, trong đó, Khu bến cảng Cà Ná là khu bến chính của Cảng biển Ninh Thuận, là cảng tổng hợp địa phương (loại II), gồm khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, trong đó khu bến Cà Ná cho tàu hàng rời trọng tải đến 300.000 tấn; tàu tổng hợp, công ten nơ trọng tải đến 50.000 tấn; tàu hàng lỏng trọng tải đến 50.000 tấn. Khu bến Ninh Chữ cho tàu trọng tải từ 2.000 đến 10.000 tấn.

Theo Bộ Giao thông vận tải, khu bến cảng Cà Nà là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển khu công nghiệp Cà Ná và sẽ tạo sức bật kéo theo các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển, hỗ trợ tỉnh định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, qua đó phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống người dân Ninh Thuận.

Ông Lê Phước Vũ và dự án thép Cà Ná: Từ ‘ngu gì không làm’ đến ‘khi nào có giấy phép sẽ xuất chiêu’

Dự án thép Cà Ná – Ninh Thuận đã được bàn thảo tại ba kì đại hội cổ đông của Tập đoàn Hoa Sen. Lần gần đây nhất, Chủ tịch Lê Phước Vũ nói “Khi nào Cà Ná có giấy phép, tôi xuất chiêu cho quý vị coi”. Câu hỏi là khi nào Cà Ná mới có giấy phép để ông Vũ “xuất chiêu”?

“Ngu gì không làm, ngu gì không đầu tư”

Tại đại hội cổ đông bất thường của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) ngày 6/9/2016, ban lãnh đạo công ty trình cổ đông thông qua qua chủ trương đầu tư tổ hợp dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận, công suất 6 triệu tấn một năm. Tầm nhìn quy hoạch giai đoạn 2017-2031, công suất thiết kế đạt 16 triệu tấn một năm. Tổng vốn đầu tư dự án ước tính 10,6 tỉ USD, trong đó riêng phân kì I.1 cần số vốn khoảng 500 triệu USD, tức hơn 11.000 tỉ đồng.

Lập luận ủng hộ “siêu dự án” này, Chủ tịch Lê Phước Vũ khi đó đã dẫn ra ví dụ về một doanh nghiệp lớn cùng ngành là Tập đoàn Hòa Phát quí trước đó đã lãi đến 2.000 tỉ đồng, trong đó lãi từ thép chiếm đến 80%. Ông Vũ kết luận “Ngu gì không làm thép, ngu gì không đầu tư?”

Đáng lưu ý, kế hoạch triển khai dự án thép Cà Ná được ông Vũ đưa ra trong thời gian khá “nhạy cảm” sau sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra. Chưa kể, thị trường thép thế giới khi đó cũng đang gặp khó khăn vì hàng triệu tấn thép dư thừa.

Trước những băn khoăn của cổ đông về một số dư luận bất lợi, lãnh đạo Hoa Sen cho rằng “những gì dư luận thể hiện trong thời gian qua, có không ít trong đó chỉ muốn ném đá, thọc gậy bánh xe, đố kị với Hoa Sen”.

Ban lãnh đạo Hoa Sen cũng cho biết dự án Cà Ná đã được Bộ Công Thương đưa vào dự thảo quy hoạch ngành thép đến năm 2025, tầm nhìn 2035 và được “Thủ tướng Chính phủ thị sát và có chỉ đạo chấp thuận về mặt chủ trương đầu tư ngày 27/8 tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận vừa qua”.

“Cơ quan nhà nước cấp phép khi nào thì ta làm khi đó”

Tháng 4/2017, Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu tạm dừng dự án thép Cà Ná – Ninh Thuận của Hoa Sen. Nguyên nhân thì đã được nhiều người dự báo từ trước: “Đây là dự án công nghiệp nặng luyện cán thép được đề xuất sau sự cố nhà máy thép Formosa nên rất nhạy cảm, vì vậy bước nghiên cứu đề xuất chủ trương đầu tư cần làm kỹ các nội dung trên ở mức nghiên cứu khả thi dự án”, văn bản kết luận ý kiến của Thủ tướng có đoạn viết.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bên cần tính toán kỹ nhu cầu thị trường thép trong nước và thế giới, trên cơ sở đó rà soát quy hoạch các nhà máy thép, cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu thị trường để xác định quy mô công suất, thời điểm phát triển dự án hợp lý.

Chủ đầu tư và cơ quan chức năng cũng cần đánh giá kỹ vấn đề môi trường, công nghệ, thiết bị của dự án, đảm bảo dự án an toàn, không xảy ra sự cố tương tự Formosa.

Ngoài ra, dự án cũng cần xác định lại tổng vốn đầu tư tổng thể trong đó có tính đến cảng biển nước sâu, đường sắt, đường bộ, đồng thời xác định rõ nguồn nguyên liệu của dự án.

Đến ngày 16/1/2018, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ tài chính 2017-2018 Chủ tịch Lê Phước Vũ cho biết, hiện công ty đang xúc tiến, hoàn thiện, chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký đầu tư dự án, đồng thời tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn có uy tín để lựa chọn giải pháp công nghệ và máy móc thiết bị phù hợp cho việc triển khai dự án.

Ông Vũ nói “Cà Ná là dự án lớn, khi nào cơ quan nhà nước cấp phép khi nào thì ta làm khi đó”.

“Khi nào Cà Ná có giấy phép, tôi xuất chiêu cho quý vị coi”

Đến Đại hội cổ đông niên độ tài chính 2018-2019, dự án thép “tỉ đô” Cà Ná – Ninh Thuận một lần nữa lại được đem ra bàn thảo. Tuy nhiên sau gần hai năm dự án “đóng băng”, ông Vũ đã không còn quả quyết như kì đại hội 2016, cũng không hi vọng như kì đại hội 2018 mà thay vào đó là một sự buông xuôi, thanh thản.

Ông Vũ cho rằng Hoa Sen không làm Cà Ná cũng là một điều tốt vì nếu đang làm thì ông Vũ sẽ phải trực tiếp ra công trường chỉ đạo một tháng 30 ngày. Vì không làm dự án Cà Ná nên ông Vũ có thời gian lên núi sống thanh tịnh, tập công phu, tắm suối để “tâm an, trí sáng”.

(Trong một cuộc gặp gỡ nhà đầu tư tổ chức mới đây, Chủ tịch Trần Đình Long của Tập đoàn Hòa Phát – đơn vị đang thi công đại dự án thép tại Dung Quất – cũng cho biết ông thường xuyên phải có mặt tại công trường để giám sát, chỉ đạo công việc, có khi cả tháng liền ông Long không gặp các lãnh đạo khác của Hòa Phát tại hội sở chính.)

Ông Vũ nói thêm: “Khi nào Cà Ná có giấy phép, tôi xuất chiêu cho quý vị coi”. Nhưng biết đến khi nào Cà Ná mới có giấy phép.

Biến đến khi nào Cà Ná – Ninh Thuận mới được cấp phép?

Theo báo cáo thường niên niên độ 2017-2018 mới được Hoa Sen công bố, trong niên độ vừa qua, “Tập đoàn tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghiên cứu, chuẩn bị các phương án đầu tư tối ưu đối với các Dự án thành phần thuộc Tổ hợp Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà NáNinh Thuận“.

Riêng đối với Dự án Cảng tổng hợp Cà Ná – Ninh Thuận, trong NĐTC 2017 – 2018, Tập đoàn đã hoàn thành một số thủ tục để chuẩn bị cho việc triển khai Dự án trong thời gian tới. Cụ thể:

Ngày 26/4/2018, Căn cứ trên ý kiến của Bộ Giao thông vận tải về thẩm quyền phê duyệt Dự án, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Giai đoạn 1 của Dự án Cảng Tổng hợp Cà Ná – Ninh Thuận. Quy mô của giai đoạn 1 của Dự án gồm 3 bến cảng, trong đó gồm 2 bến có năng lực tiếp nhận tàu có tải trọng 70.000 – 100.000 DWT và 1 bến có năng lực tiếp nhận tàu có tải trọng 20.000 DWT.

Diện tích triển khai dự kiến là 314,4 ha, trong đó phần diện tích cảng là 60,6 ha, diện tích mặt nước là 253,8 ha. Mục đích triển khai Dự án là phục vụ nhu cầu xuất nhập hàng hóa tại địa phương và Khu công nghiệp Cà Ná – Ninh Thuận.

Ngày 2/11/2018: Trên cơ sở ý kiến chấp thuận chủ trương từ Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án Quy hoạch chi tiết 1/500 đối với giai đoạn 1 của Dự án Cảng Tổng hợp Cà Ná – Ninh Thuận.

Trong thời gian tới, chủ đầu tư của Dự án (Công ty TNHH MTV Cảng Tổng hợp Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận) có kế hoạch tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý tiếp theo, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để sớm đưa Dự án đi vào triển khai trên thực tế, dự kiến khởi công vào Quý II/2019.

Như vậy, đến nay Hoa Sen mới chỉ đạt một số tiến triển trong việc thực hiện dự án Cảng Tổng hợp Cà Ná – Ninh Thuận; đây là một dự án mang tính phụ trợ cho dự án thép Cà Ná – Ninh Thuận. Còn bản thân siêu dự án thép 10 tỉ USD thì vẫn đang dậm chân tại chỗ.

Đã thành lập 5 công ty con tổng vốn 250 tỉ đồng tại Cà Ná

Theo báo cáo thường niên mới nhất, Hoa Sen đã thành lập có 5 công ty con do Hoa Sen sở hữu 100% vốn để thực hiện dự án tại Cà Ná bao gồm:

Công ty TNHH MTV Đầu tư Khu liên hợp luyện cá thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận (HSIC) có vốn điều lệ 100 tỉ đồng do ông Lê Phước Vũ làm chủ tịch; ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất sắt, thép, gang.

4 công ty còn lại do ông Trần Ngọc Cu – Tổng giám đốc Hoa Sen làm Chủ tịch. Cụ thể gồm: Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với vốn điều lệ 50 tỉ đồng; hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận có vốn điều lệ 50 tỉ đồng; hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường thủy nội địa.

Công ty TNHH MTV Xi măng Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận, vốn điều lệ 30 tỉ đồng; hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng, vôi và thạch cao; và

Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với vốn điều lệ 20 tỉ đồng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Các công ty con này đều được thành lập vào cùng ngày 8/8/2016 và thay đổi đăng kí kinh doanh vào ngày 21/9 cùng năm. Từ đó đến nay, trong bối cảnh dự án thép Cà Ná bị tạm dừng, Hoa Sen cũng không có động thái tăng vốn cho các công ty con kể trên.

‘Siêu dự án’ thép 10 tỷ USD Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen đang được triển khai tới đâu?

(VNF) – Đến nay, Tập đoàn Hoa Sen mới chỉ xúc tiến thành công được một dự án mang tính hỗ trợ cho “siêu dự án” thép 10 tỷ USD Cà Ná: Dự án Cảng Tổng hợp Cà Ná – Ninh Thuận.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên vừa diễn ra hôm 14/1, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã trả lời cổ đông về “siêu dự án” thép Cà Ná.

Ông Vũ cho hay dự án dừng cũng tốt, vì nếu giờ làm Cà Ná thì ông Vũ phải đứng công trình…, như vậy sẽ không có thời gian sống trên núi, sống an vui với tâm an trí sáng.

“Khi nào Cà Ná được cấp phép, tôi xuất chiêu quý vị coi”, ông Lê Phước Vũ khẳng định.

Vậy “siêu dự án” 10 tỷ USD này hiện đang được triển khai tới đâu?

Theo tìm hiểu, trong niên độ tài chính 2017 – 2018, Hoa Sen đã tiếp tục triển khai hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghiên cứu, chuẩn bị các phương án đầu tư tối ưu đối với các dự án tại xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Riêng đối với Dự án Cảng tổng hợp Cà NáNinh Thuận, trong niên độ tài chính 2017 – 2018, phía Hoa Sen cho hay đã hoàn thành một số thủ tục để chuẩn bị cho việc triển khai dự án trong thời gian tới. Dù vậy đến nay, Hoa Sen mới chỉ xúc tiến thành công được một dự án mang tính hỗ trợ cho “siêu dự án” Cà Ná: Dự án Cảng Tổng hợp Cà Ná – Ninh Thuận.

Cụ thể, ngày 26/4/2018, căn cứ trên ý kiến của Bộ Giao thông vận tải về thẩm quyền phê duyệt dự án, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Giai đoạn 1 của Dự án Cảng Tổng hợp Cà Ná – Ninh Thuận.

Quy mô giai đoạn 1 của dự án gồm 3 bến cảng, trong đó gồm 2 bên có năng lực tiếp nhận tàu có tải trọng 70.000 – 100.000 DWT và 1 bến có năng lực tiếp nhận tàu có tải trọng 20.000 DWT. Diện tích triển khai dự án là 314,4 hecta, trong đó phần diện tích cảng là 60,6 hecta, diện tích mặt nước là 253,8 hecta. Mục đích triển khai dự án là phục vụ nhu cầu xuất nhập hàng hóa tại địa phương và Khu công nghiệp Cà Ná – Ninh Thuận.

Ngày 2/11/2018, trên cơ sở ý kiện chấp thuận chủ trương từ Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án Quy hoạch chi tiết 1/500 đối với giai đoạn 1 của Dự án Cảng Tổng hợp Cà Ná – Ninh Thuận.

Phía Hoa Sen cho biết trong thời gian tới, chủ đầu tư dự án (Công ty TNHH MTV Cảng Tổng hợp Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận) sẽ tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý tiếp theo, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để sớm đưa dự án đi vào triển khai trên thực tế, dự kiến khởi công vào quý II/2019.